Chia sẻ những xu hướng công nghệ đang phát triển mạnh mẽ trong năm 2021

xu hướng công nghệ đang phát triển mạnh mẽ trong năm 2021
5 phút, 31 giây để đọc.

Thời đại hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ. Nhiều phát minh và xu hướng công nghệ giúp cho người dung đã trở nên dễ dàng hơn. Thậm chí cuộc sống cũng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết phải không các bạn. Mới đây nhất, tập đoàn Zebra Technologies đã chính thức công bố đến báo giới các xu hướng công nghệ mới nhất của năm 2021. Để hiểu rõ hơn những công nghệ đó là gì hãy cùng khogame24 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Công nghệ thị giác máy tính

Công nghệ thị giác máy tính

Hệ thống thị giác máy tính giúp phát triển các giải pháp để diễn giải trực quan. Tìm hiểu thế giới trên quy mô rộng và theo hướng năng động hơn. Ví dụ, hệ thống này có khả năng nhận dạng giống như khả năng của con người. Nhờ đó có thể xác định chính xác hơn về lượng hàng tồn kho. Thiết lập quy trình thanh toán hợp lý hơn tại các điểm bán hàng.

Thị giác máy là một tập hợp con của thị giác máy tính. Trong đó sử dụng các kỹ thuật thị giác để thực hiện phân tích kiểm tra và phát hiện các điểm bất thường. Với khả năng nắm bắt, xử lý, diễn giải và chỉ đạo hành động, thị giác máy tính và thị giác máy. Có thể giúp giải quyết các vấn đề cấp bách, tốn nhiều công sức.

Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo AI

Tự động hóa thông minh đã được hỗ trợ bởi các công cụ trợ lý ảo trên thị trường người tiêu dùng như Alexa và Siri. Các doanh nghiệp đang từng bước thu được những thành công ban đầu trong việc áp dụng loại công nghệ máy học này. Để cải thiện quy trình làm việc, giao hàng và trải nghiệm của khách hàng.

Ngoài ra, AI có thể cải thiện khả năng đề xuất hành động tiếp theo tốt nhất cho các doanh nghiệp. Còn các công nghệ AI và robot đang đưa tự động hóa thông minh trở thành một phần của Internet vạn vật (IoT) và xu hướng Công nghiệp 4.0. Do đó, dự kiến việc áp dụng công nghệ AI trong ngành sản xuất và hậu cần kho vận (logistics) sẽ gia tăng vào năm 2021.

Công nghệ tự động hóa trong bán lẻ, kho hàng

Công nghệ tự động hóa trong bán lẻ, kho hàng

Việc chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến đã có một bước nhảy vọt vào năm 2020. Thúc đẩy thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ. 2020 là thời điểm lên ngôi của thương mại điện tử. Hiện được dự báo sẽ chiếm 28% doanh số của chuỗi bán lẻ trên toàn cầu. Điều này rút ngắn quá trình chuyển dịch sang thương mại trực tuyến khoảng 3 năm. Buộc các nhà bán lẻ phải nhanh chóng thích ứng bằng cách hợp lý hóa các cửa hàng. Trung tâm hoàn tất đơn hàng và luồng công việc hậu cần của mình để có năng suất cao hơn. Khi họ phải đối mặt với những thách thức về lợi nhuận. Liên quan đến việc xử lý đơn hàng thương mại điện tử.

Trong lĩnh vực chuỗi cung ứng và kho hàng. Các công nghệ tự động hóa vật lý, RFID và công nghệ cảm biến nhiệt độ – kết hợp với sự phát triển của robot. Bao gồm cả robot có khả năng giao tiếp và làm việc cộng tác với con người. Có thể giúp các trung tâm hoàn tất đơn hàng nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại điện tử.

Xu hướng công nghệ dữ liệu và phân tích dự báo

Khả năng bao quát hoạt động tốt hơn và lập kế hoạch thông minh, hiệu quả hơn ngày càng trở nên thiết yếu. Dữ liệu là một tài sản vô giá. Sức mạnh của nó chỉ được khai mở nếu được cung cấp đúng lúc, cho đúng người để có kết quả hiệu quả hơn.

Áp dụng giải pháp phân tích dự báo bằng cách sử dụng dữ liệu. Gần như thời gian thực sẽ giúp tăng hiệu suất và độ tin cậy của hành động. Các doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ phân tích. Thường có thể vận hành và tối ưu hóa cho sử dụng dữ liệu lịch sử. Đây là một thách thức khi các mô hình dự đoán bắt đầu sử dụng những nguồn dữ liệu loại mới. Để tạo ra những hành động và kết quả mong đợi theo thời gian thực.

Bà Tracy Yeo, Giám đốc Zebra Technologies tại thị trường Việt Nam, cho biết: “Với sự hỗ trợ và khuyến khích của chính phủ. Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam đang đóng một vai trò then chốt. Trong việc giúp các doanh nghiệp trong nước có được những lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Để luôn có vị thế hàng đầu và vươn xa hơn trong lĩnh vực kinh doanh của mình trong năm 2021. Các doanh nghiệp sẽ cần phải ứng dụng các công nghệ phù hợp. Nhằm mang lại kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh cao hơn, ấn tượng hơn”.

Xu hướng công nghệ 4.0 vào công nghiệp tại Việt Nam

Xu hướng công nghệ 4.0 vào công nghiệp tại Việt Nam

Cụm từ cách mạng công nghiệp 4.0 đang được nhắc đến rất nhiều từ cấp nhà nước, đến doanh nghiệp và trường đại học. Như một thách thức và cơ hội để phát triển đất nước. Nhưng trong thực tế, đất nước chúng ta vẫn còn đang ở giai đoạn công nghiệp 1.0 và 2.0. Đó là giai đoạn cơ khí hóa, cơ sở hạ tầng, hệ thống cầu đường, bến cảng sân bay đang được xây dựng mạnh mẽ.

Đường sắt Việt Nam rất lạc hậu, tốc độ tàu thấp do khổ đường ray hẹp từ thời Pháp thuộc. Thường xuyên có tai nạn do xung đột với giao thông đường bộ. Mặc dù sản xuất được điện từ lâu nhưng chúng ta chưa chế tạo được nhiều chủng loại động cơ. Chưa sản xuất được các máy công cụ vốn là động lực chính cho dây chuyền lắp ráp. Sản xuất hàng loạt – một đặc trưng của CMCN 2.0. Chúng ta chỉ chế tạo được động cơ không đồng bộ công suất nhỏ và vừa. Cho các ứng dụng đơn giản như bơm nước, quạt gió, băng tải…. Hầu hết các dây chuyền công nghệ và dây chuyền lắp ráp hiện nay được nhập ngoại.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*